Vấn đề tiêu thụ thịt mát: Cần lắm sự đồng hành của các siêu thị

Tiêu chuẩn thịt lợn mát đã ra đời hơn 2 năm và góp phần giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận thịt sạch. Tuy nhiên, để thịt mát được lưu thông nhiều hơn nữa thì cần có các nhà phân phối được trang bị tủ bảo quản phù hợp. Ngoài các chi nhánh trực tiếp tại cửa hàng, hầu như chỉ các siêu thị, siêu thị tiện lợi mới đáp ứng được điều này. Nếu không có sự phối hợp với siêu thị trong chuỗi cung ứng thịt sạch, sản phẩm này khó mà tiếp cận đến người dùng rộng rãi. Để đảm bảo ATTP, các cơ quan chức năng đã phối hợp với rất nhiều doanh nghiệp bán thịt mát. 

Khó kiểm soát chất lượng

Nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia và quan tâm về sản phẩm thịt mát. Nhưng trong quá trình triển khai, các đơn vị này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. 

Thứ nhất, người dùng vẫn giữ thói quen & tư duy dùng thịt nóng được mua tại các chợ truyền thống. Thứ hai, giá thịt mát cao hơn so với truyền thống. Thứ ba, người dùng vẫn còn chưa biết thịt mát là gì và có đảm bảo chất lượng hay không. Nhiều người hay nghĩ các thương lái bán thịt ế hôm nay, bỏ tủ lạnh mai bán là thịt mát. 

Quy trình giết mổ & bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn chặt chẽ giúp giá thịt mát nhỉnh hơn thịt nóng. Nhưng giá thịt mát chắc chắn sẽ cao hơn thịt ở chợ truyền thống, vào được siêu thị phải chịu mức chiết khấu cao 20% – 30% khiến giá bị đẩy lên cao. Vì vậy người dân khu vực nông thôn khó có điều kiện tiếp cận cũng như tiêu thụ. Họ cũng chưa rõ thịt này bán ở đâu và ăn có tốt không. 

Truyền thông làm rõ sự khác biệt của thịt mát và thịt đông lạnh tại siêu thị

PGS. TS. Phan Thanh Tâm (Viện Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) nói có 2 cách bảo quản thịt. Đó là bảo quản lạnh đông và bảo quản mát. Tâm thịt mát có nhiệt độ sâu nhất 4 độ C và không kết tinh. Trong khi đó, thịt đông khi rã đông đúng cách, nhiệt độ lạnh nhất là 1 độ C. 

Thịt đông lạnh nếu được làm rã, tan giá đúng cách, tức là đưa vào phòng thổi không khí, nhiệt độ không quá chênh lệch làm rã đông từ từ thì chất lượng thịt rã đông vẫn tốt. Trang thiết bị rã đông tại hộ gia đình Việt vẫn chưa khả thi. Thịt đông vẫn còn điểm hạn chế cần tách biệt. Người tiêu dùng có thể nhận thấy màu sắc thịt sau rã đông không tươi hồng. 

Chiến lược tiêu thụ ở siêu thị

Ông Vũ Vinh Phú (chuyên gia kinh tế, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội) nói thịt lợn không chỉ người dân tiêu thụ. Thịt còn được sử dụng nhiều tại khách sạn, quán ăn rất nhiều, tới 70%. Vì vậy, phải có chiến lược phát triển thịt mát rõ ràng. Phải khép kín từ khâu nuôi, giết mổ đến phân phối để đến tay người dùng đúng chuẩn, tiện lợi. 

Hiện, chưa có hợp quy về thịt mát ở siêu thị. Nhiều loại thịt ở siêu thị chưa đúng chuẩn mát mà chỉ bảo quản trong điều kiện mát. Cần phải cải thiện điều này, làm tốt kênh thương mại văn minh. Thì thị trường thịt mát Việt Nam mới phát triển. 

Hiện nay, thịt mát mới chỉ chiếm 7% cơ cấu tiêu thụ, 93% là thịt nóng bán ở chợ. Nguyên nhân một phần do địa điểm phân phối chưa có điều kiện trang bị tủ mát đúng chuẩn. Hơn nữa, trong quá trình phát triển, chúng ta cũng không nên bác bỏ và triệt tiêu thịt nóng. Thịt nóng thực chất không có tội, không gây mất an toàn nếu được giết mổ vận chuyển đảm bảo. Chúng ta phải xây dựng quy định chặt và không bỏ hộ chăn nuôi thịt nóng lại phía sau. Như vậy người dân mới không dám làm bẩn. 

Ngoài ra, khâu bán lẻ đang kìm hãm phát triển. Chiết khấu thịt vào siêu thị quá cao. Chúng ta phải ngăn sự lũng đoạn khâu bán lẻ mới giúp thị trường thịt mới phát triển. 

Tìm hiểu thông tin về thịt sạch tại đây nhé!

Leave a Reply