HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH GỐI NH N THỊT CHO NGÀY MƯA

Vào những ngày mưa như thế này, ngồi cùng gia đình hoặc bạn bè nhấm nháp vài chiếc bánh gối, trò chuyện rôm rả thì còn gì tuyệt bằng! Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn cách làm những chiếc bánh gối siêu thơm ngon nhé!

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH GỐI NH N THỊT CHO NGÀY MƯA

Hướng dẫn cách làm bánh gối

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

Phần nguyên liệu dưới đây được dự tính để làm đủ 20 chiếc bánh gối. Nếu bạn muốn làm ít đi hay nhiều hơn thì cân nhắc lượng nguyên liệu theo tỷ lệ tương xứng bạn nhé

Nguyên liệu để làm vỏ bánh:

– Bột mỳ: 500gr

-1,5gr bột nở (bạn có thể bỏ qua bột nở nếu không thích/không có nhé)

– Sữa tươi: 220ml (bạn nên chuẩn bị loại sữa ít đường)

– Bơ: 50gr loại bơ, (có thể thay thế bằng 50ml dầu ănl)

– Muối: ½ thìa cà phê

– Thật ra bây giờ khá ít người còn tự nhào bột làm vỏ bánh, cơ bản dùng vỏ mua sẵn, làm từ bột mỳ và trứng. Tuy nhiên, loại bột này mà không làm khéo hay bị sượng, bạn cân nhắc để chọn bột thích hợp nhé

Phần nhân bánh:

– 4-5 cái mộc nhĩ; 1/2 củ đậu hoặc Su hào; 1/2 củ hành tây; Hành tím.

– Một nắm miến dong; Bột nêm, hạt tiêu;

– 200gr thịt lợn xay. Để đảm bảo chất lượng và độ dinh dưỡng của bánh, bạn nên tìm mua những nguồn thịt mát chất lượng, MEATDeli hay Vinmart là 2 cái tên tiêu biểu trong trường hợp này.

– Trứng cút hoặc trứng gà

Phần nước chấm:

– 3 Nước mắm ăn (nên chuẩn bị loại mắm thiên ngọt hoặc có độ mặn vừa phải như Chin-Su hoặc Nam Ngư)

–  2 thìa nước đun sôi để nguội

– Đường 1 thìa, ½ thìa cà phê bột ngọt

– Ớt băm, tỏi, nước cốt chanh.

Tiến hành làm bánh gối

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể tiến hành làm bánh gối theo các bước sau:

Các bước làm vỏ bánh gối:

– Trước tiên, bạn đun chảy phần bơ, sau đó cho sữa tươi + bột nở + trứng gà + muối và bơ đã đun nóng trước vào tô, khuấy thật đều. 

– Sau đó, bạn từ từ cho bột mỳ vào, khuấy đều với hỗn hợp trên và bắt đầu nhồi. Để tránh khiến bột dính nhiều vào tay, bạn có thể quét một lớp dầu mỏng lên tay của bạn rồi mới bắt đầu nhồi. Nếu bột quá khô, bạn nên vẩy vài giọt nước vào để dễ nhồi hơn. Cứ nhồi bột thật đều như thế cho đến khi khối bột đã mịn dẻo thì bạn đậy nắp kín tô lại, để yên trong 30 phút.

– Tạo hình vỏ bánh: Sau khi ủ bột được 30 phút, bạn cán mỏng bột bằng cây cán bột, nếu không có cây cán bột, bạn có thể dùng chai để thay thế. (Để tránh làm bột dính với mặt bàn, bạn rắc một ít bột khô lên mặt bàn trước khi trải bột ra để cán nhé). Sau khi cán mỏng bột , bạn lấy một chiếc bát (kích thước nhỉnh hơn bát ăn thông thường một chút) để làm khuôn bánh. Bạn ấn bát xuống bột để cắt bột ra thành từng tấm mỏng hình tròn theo miệng bánh.

Làm phần nhân thịt cho bánh gối:

Trước tiên, bạn sơ chế thành phần là nhân như sau: 

– Bạn ngâm mộc nhĩ trong nước ấm khoảng 30 phút. Chờ mộc nhỉ nở và mềm, bạn thái sợi nhỏ.

– Với miến, bạn ngâm trong nước lạnh, chờ cho miến nở rồi cắt nhỏ ra.

– Hành tây: Bạn gọt vỏ hành tây rồi thái nhỏ kiểu hạt lựu. 

– Su hào hoặc củ đậu: Rửa sạch và bào sợi, cắt nhỏ. 

– Trứng cút hoặc trứng gà: Luộc chín, ngâm nước cho trứng nguội dần rồi lột bỏ vỏ.

Khi đã sơ chế nguyên liệu xong, bạn tiến hành chế biến nhân bánh gối theo các bước đơn giản như sau:

– Bắt chảo lên bếp lửa, chờ chảo nóng thì cho vào 2 thìa cà phê dầu ăn. Khi dầu đã nóng, bạn cho hành vào và phi thơm. Tiếp đến, cho 200gr thịt lợn xay và hành tây vào xào đến khi thịt chín.

– Với các nguyên liệu làm nhân còn lại, bạn không cần xào vì để giữ độ ngọt của chúng. Bạn trộn đều thịt với các nguyên liệu khác này (mộc nhĩ, miến, củ đậu hoặc su hào) với nhau, thêm vào một ít bột nêm và hạt tiêu.

Tiến hành nặn bánh gối:

Sau khi đã có vỏ bánh và nhân bánh, khâu tiếp theo nặn bánh gối:

– Trước tiên, bạn đập một quả trứng gà, chỉ lấy lòng đỏ của trứng. Đổ lòng đỏ ra bát rồi đánh tan. Phần lòng đỏ này được quếch vào mặt trong của lớp bánh gối. 

– Bạn lấy từng miếng bánh gối hình tròn đã được cắt, quét nhẹ một lớp lòng đỏ quanh mép vỏ gối rồi cho nhân bánh vào, sau cùng là một miếng trứng cút vào giữa nhân. Bạn từ từ gấp mép bánh lại rồi xoắn phần vỏ bánh dần dần để tạo nếp thành hình gối. 

Lưu ý là phần nhân đặt vào bánh vừa đủ bánh vừa vặn, không bị hở hay lòi nhân ra ngoài, bạn có thể điều chỉnh để đặt cả cái trứng cút còn nguyên vào giữa nhân nếu bạn là một fan cuồng trứng cút.

Làm nước chấm bánh gối:

Nên nhớ là bánh gối ăn sẽ không ngon nếu thiếu nước chấm và rau sống đâu nha. Nước chấm bánh gối cũng hệt như nước chấm nem hoặc quẩy nóng. Trước kia, người ta còn dùng tương ớt thay cho nước mắm chua ngọt bây giờ. 

Để làm nước chấm pha bánh gối, trước tiên, bạn thái nhỏ cà rốt và su hào, trộn với ít muối cho mềm rồi rửa sạch.

Tiếp đến, bạn cho nước Nam Ngư hoặc Chin-Su, đường, nước cốt chanh vào chung một chén rồi khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan. Sau đó, bạn cho một ít ớt tỏi băm, cà rốt, su hào vào khuấy đều. Tùy vào khẩu vị của mình mà bạn có thể nêm nếm, cân nhắc lại lượng đường mắm phù hợp nhé! Nếu đột nhiên lười quá thì bạn có thể dùng tương ớt Chin-Su thay cho nước mắm chua ngọt luôn đấy 

Thường thì bánh chín đến đâu, ăn ngay đến đấy mới thấy hết vị thơm lừng giòn tan nên bạn cần sắp xếp làm nước chấm trước khi chiên bánh gối nha. 

Chiên bánh: 

Sau khi nặn bánh xong, bạn bắt chảo lên bếp, chờ chảo nóng rồi đổ dầu vào. (lưu ý sử dụng chảo hoặc nồi có đế dày, dung tích nhỏ để tiết kiệm dầu vì bạn cần phải chiến ngập bánh để bánh được chín đều. Nếu muốn tích trữ bánh gối đã nặn để ăn được nhiều đợt thì bạn có thể chiên 2 lần thì chỉ rán bánh chín đến 80% rồi vớt ra. Đợi khi rán hết mẻ bánh mới chuyển sang chiếc chảo khác, chao dầu lại một lần nữa cho bánh chín hẳn, vàng ruộm mới bưng lên cùng thưởng thức. 

Một điều đặc biệt ở bánh gối là bánh gói đến đâu thì có thể cho ngay vào chảo dầu sôi đến đấy, nghe tiếng lách tách của dầu sôi khi chiên bánh thật vui tai, cảm giác thú vị nhất là khi cứ lật đi lật lại cái bánh cho vàng đều, kích thích vô cùng.

Hoàn thành và trưng bày: 

Sau khi hoàn tất xong tất cả các công đoạn, việc của bạn bây giờ là trình bày và thưởng thức bánh gối cùng bạn bè, gia đình thôi. Bạn xếp bánh gối ra đĩa hoặc mẹt, cắt thành miếng. Bánh gối mà ăn kèm với các loại rau như rau thơm, rau húng…và đặc biệt là dưa góp thì cực hấp dẫn nhé! Vị giòn ruộm thơm nức hòa quyện với nhân thịt và và trứng cút thì khỏi phải bàn nhé, đảm bảo bạn sẽ không ngừng suýt xoa trầm trồ đâu.

Bánh gối là món ăn truyền thống vào những ngày se lạnh, không chỉ ở Hà Nội nói riêng, bánh gối còn du hành và chinh phục các bạn trẻ khác ở nhiều vùng miền trên đất nước. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết trên đây, bạn có thể tự làm cho mình những mẻ bánh gối thơm ngon nức mũi để thưởng thức nhé! Chúc các bạn thành công và có những bữa ăn thật ngon miệng.

Leave a Reply