MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ƯỚP THỊT CHUẨN XÁC MÀ AI AI CŨNG NÊN BIẾT

Để làm bất cứ điều gì thì người ta cũng phải thực hiện hiện theo một nguyên tắc theo một quy chuẩn nào đó, và việc tẩm ướp cũng vậy. Khi ướp thịt bạn cần phải nắm rõ được những nguyên tắc nhau về các loại gia vị, trình tự tẩm ướp cũng như một số vấn đề liên quan. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem những nguyên tắc này ra sao nhé!

Lựa chọn thịt có chất lượng tươi ngon và phải thật an toàn 

Nghe có vẻ không đúng lắm với việc ướp thịt nhưng việc lựa chọn và sử dụng miếng thịt ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ướp và thấm các gia vị đấy. Bởi một miếng thịt thật sự chất lượng mới có thể thẩm thấu được các gia vị dễ dàng và giữ lại được trọn vẹn những loại gia vị ấy. Đồng thời không làm mất đi mùi vị đặc trưng của các loại gia vị mà ngược lại còn khiến chúng hòa hợp với nhau hơn.

Và loại thịt mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này chính là thịt mát MEATDeli. Với sự phát triển và lan rộng ngày càng nhiều của thịt mát MEATDeli trong thời gian gần đây thì việc lựa chọn sử dụng cũng ngày một tăng cao. Hầu hết các bà nội trợ đều hài lòng với chất lượng của thịt mát và mong muốn thay hẳn thịt mát cho những loại thịt thông thường đã từng sử dụng trước đó.

Nói sơ qua về thịt mát thì đây là loại thịt được chế biến, sản xuất đều theo những tiêu chuẩn hay quy chuẩn nhất định và đều được thực hiện theo một quy trình khép kín. Điều này đủ để cho thấy chất lượng sẽ được giữ trọn vẹn trong từng thớ thịt khi đến tay khách hàng. 

Về độ tươi ngon thì quá đủ để đánh giá và cho điểm gần như tuyệt đối. Còn nếu xét về thời hạn bảo quản sẽ càng gây ấn tượng hơn khi có thể bảo quản thịt mát lên đến 9 ngày, ở nhiệt độ thích hợp, mà miếng thịt vẫn giữ được sự tươi ngon vốn có như lúc ban đầu. Đây là điều mà không có bất kỳ loại thịt nào được chế biến theo truyền thống  có thể làm được.   

Cũng chính vì những lý do này mà chúng tôi mới chọn lựa thịt mát MEATDeli để làm ví dụ mẫu cho cách bạn về các cách tẩm ướp thịt khác nhau. Còn giờ thì hãy khám phá xem những nguyên tắc này là gì nhé!

Nguyên tắc về thứ tự tẩm ướp các gia vị 

Có một quy chuẩn chung về quá trình tẩm ướp gia vị và luôn được mọi người áp dụng theo chính là: Mặn  – Ngọt – Thơm – Cay. Nếu bạn thực hiện theo đúng cách này món ăn của bạn chắc chắn sẽ tròn vị và đậm đà hơn rất nhiều. Nhưng có quá nhiều gia vị khác nhau thì làm sao để biết loại nào tương ứng với các mức độ trên mà phân biệt được. Thế nên bạn cũng cần phải biết đến cách phân loại gia vị sao cho phù hợp với từng vị khác nhau nhé.

Đối với vị mặn

Thông thường, vị mặn sẽ gắn liền với ba loại gia vị chính yếu là muối, hạt nêm và nước mắm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì nước mắm lại không phù hợp lắm để sử dụng tẩm ướp thịt. Bởi việc này sẽ làm cho các hoạt chất có lợi trong nước mắm như axit amin, vitamin,… sẽ bị phân hủy gần hết. 

Thay vào đó bạn chỉ nên cho nước mắm vào bước nấu chín hoặc trong những bước cuối cùng của quá trình chế biến mà thôi. Tuy nhiên, bạn vẫn thấy được có rất nhiều người sử dụng những loại nước mắm khác nhau như nước mắm Nam Ngư, nước mắm Chin-Su trong khi tẩm ướp thịt. Bởi đây chỉ là điều không nên chứ không phải là điều bị cấm, bạn vẫn có thể sử dụng nước mắm để tẩm ướp thịt nếu muốn nhé!

Đối với vị ngọt

Vị ngọt trong các món ăn đã chế biến thường được tạo ra bởi một số loại gia vị như đường, mật ong và bột ngọt,… Vị ngọt thường rất hay bị dư thừa trong quá trình nấu nướng do người nấu không biết cách phối hợp các loại này sao cho chuẩn. Vì thế chỉ nên sử dụng ít các gia vị có tính ngọt khi tẩm ướp và có thể nêm nếm lại trong quá trình nấu chín. 

Về mùi thơm

Gia vị phổ biến để giúp món ăn dậy mùi chính là sử dụng tiêu, tuy nhiên bạn không nên sử dụng tiêu hoặc không dùng quá nhiều tiêu trong bước tẩm ướp thịt. Bởi sau bước tẩm ướp sẽ là bước chế biến, tại đây tiêu sẽ bị mất mùi và biến chất dưới nhiệt độ cao của lửa. Do vậy chỉ nên thêm tiêu vào khi món ăn vừa chín tới hoặc vừa nhắc xuống bếp. 

Ngoài ra cũng có một số gia vị tạo mùi thơm khác nhau như là rượu nấu ăn, hành lá, tỏi, mè rang,…

Vị cay

Ớt sẽ là loại gia vị điển hình, có thể cho vào trong khi tẩm ướp, trong khi chế biến và cả sau khi món ăn đã hoàn thành đều được bạn nhé. Ngoài ra, sa tế hay ớt bột cũng là chất tạo nên vị cay của món ăn, tùy vào món ăn mà bạn sử dụng cho phù hợp nhé! 

Thời gian thích hợp để ướp thịt

Đối với thịt heo và thịt bò: Đây là hai loại thịt được xem là khá mềm, không dai, không cứng nhưng lại rất khó để thấm gia vị. Cho nên đối với những loại thịt này để gia vị được ngấm vào hoàn toàn và được đậm đà nhất thì nên ướp trong khoảng 6 – 8 tiếng. Nhưng đó là trường hợp thịt nguyên tảng, còn những miếng thịt đã thái nhỏ, mỏng thì bạn chỉ cần khoảng 15 – 30 phút là gia vị đã đủ ngấm. 

 – Đối với thịt gà: Điểm hay của các thịt gà chính là khi luộc, hấp không cần ướp gì mà vẫn có được vị mặn nhẹ, nếu muốn bạn vẫn có thể ướp một chút gia vị là được. Còn khi muốn làm gà chiên, gà nướng,… thì nên chặt nhỏ và có thời gian ướp từ 30 phút đến 6 tiếng, tùy kích thước và cách chế biến. 

Với một số loại cá, tôm: Thời gian tẩm ướp sẽ được rút gọn nhiều hơn khi chỉ cần 10 – 20 phút là đủ. Còn đối với cá cũng chỉ cần 15 – 20 phút và không nên ướp quá lâu tránh tình trạng cá, tôm bị mặn, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. 

Một số lưu ý liên quan đến việc tẩm ướp thịt

– Nguyên tắc này chỉ mang tính bao quát và được xem là kinh nghiệm quý báu, có nhiều người áp dụng theo. Do vậy bạn vẫn có thể tự “phá cách” và linh hoạt điều chỉnh, thêm vào một bước nào đó hoặc không sử dụng một giai đoạn bất kỳ miễn sao phù hợp với sở thích cá nhân. 

– Đây chỉ là nguyên tắc dùng để ướp thịt thật chuẩn chứ không áp dụng cho toàn bộ loại thực phẩm khác nhau. 

– Những nguyên tắc này chỉ là điều kiện cần để tạo nên món ăn ngon, điều kiện đủ chính là kỹ năng thực hành bếp của bạn và còn tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau nữa.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn trong việc tẩm ướp thịt, sử dụng hợp lý các loại gia vị để món ăn được hoàn hảo nhất có thể. Chúc bạn thành công và luôn nấu ra được những món ăn tuyệt vời nhé!

Leave a Reply