Công nghệ thịt mát bên trong nhà máy vốn đầu tư 1.800 tỷ
Nhà máy MEATDeli Sài Gòn có địa chỉ tại khu công nghiệp Tân Đức, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây sẽ giết mổ, chế biến thịt heo các loại với 140.000 tấn sản phẩm/năm. Tổng số vốn đầu tư đăng ký 1.800 tỷ đồng. Liệu công nghệ thịt mát tại nhà máy này có gì đặc biệt vốn đầu tư khủng như vậy?
Dự án công nghệ thịt mát
Theo thông tin từ Tập đoàn Masan, Tổ hợp chế biến thịt của Công ty TNHH MEATDeli Sài Gòn, trụ sở nhà máy tại Long An đầu tháng 10/2020 đã được chính thức khai trương đưa vào vận hành.
Nhiều chuyên gia đã được vào thăm quan khu chế biến thịt mát Meat Deli Sài Gòn tại Long An. Họ phải mặc bộ quần áo bông dày cộp, đi ủng cao su dù khi đó nhiệt độ ngoài trời trên 30 độ C. Dù vậy, khi bước vào khu chế biến rộng mênh mông này, các chuyên gia vẫn không khỏi suýt xoa vì lạnh.
Từ đội ngũ công nhân đến cán bộ kỹ thuật ở đây đều phải mặc áo bông. Nguyên nhân là bởi toàn bộ quá trình pha lóc, đóng gói thịt mát MEATDeli phải được duy trì nhiệt độ lạnh. Cụ thể là từ 0 độ C đến 4 độ C. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống nhà máy đều được khép kín cũng như tiệt trùng. Các kỹ sư và công nhân vận hành luôn phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang và vệ sinh bằng cồn…
Đại diện Tập đoàn Masan tại Long An cho biết công nghệ thịt mát Masan được Marel cung cấp. Marel là công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt. Hiện trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Lan. Do đó, tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống vận hành của Nhà máy MEATDeli Sài Gòn rất đặc biệt. Hệ thống hiện đại nhất, chuẩn châu Âu tại Việt Nam.
Ngoài ra, để cam kết đảm bảo chất lượng cho miếng thịt, MEATDeli Sài Gòn đã xây dựng hệ thống chất lượng BRC. Nhà máy cũng đạt được chứng chỉ HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Quá trình vận hành do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp đảm nhiệm. Đại diện lãnh đạo Tập đoàn cho biết, toàn bộ hệ thống nhà máy đều được khép kín, tiệt trùng. Các kỹ sư, công nhân vận hành luôn phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang, vệ sinh bằng cồn để đảm bảo an toàn cho miếng thịt lợn.
Nguồn lợn đầu vào được kiểm soát chặt chẽ
Song song với hệ thống vận hành tiên tiến, nhà máy MEATDeli Sài Gòn còn kiểm soát chặt chẽ lợn đầu vào. Nguồn lợn đưa vào chế biến trong nhà máy được tuyển chọn từ con giống. Lợn sau đó được nuôi bằng thức ăn theo công nghệ Bio-zeem theo quy trình khép kín. Hoàn toàn không thuốc tăng trưởng hay chất tạo nạc để phát triển tự nhiên.
Đồng thời, nhà máy cũng áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm” dịch. Các tuyến kiểm dịch này được vận hành theo hướng dẫn của bộ NNPTNT và Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho miếng thịt MEATDeli khi đến tay người sử dụng.
Tuyến kiểm dịch số 1: Chỉ lợn khỏe mới được xuất trại đưa về nhà máy;
Tuyến kiểm dịch số 2: Chỉ lợn khỏe mới được đưa vào sản xuất ở nhà máy Meat Sài Gòn;
Tuyến kiểm dịch số 3: Chỉ thịt lợn an toàn mới được xuất bán khỏi nhà máy.
Với nhà máy tại Long An, hệ thống thịt mát Masan được kỳ vọng sẽ có diện phủ rộng lớn tại thị trường miền Nam. MEATDeli sẽ giảm tải chi phí và thời gian vận chuyển.
Hình thành thói quen ăn thịt mát bổ dưỡng
Theo ông Stefan Henn – Giám đốc công nghệ thịt mát và sản phẩm thịt Masan, nhiều người Việt hiện nay vẫn có thói quen ra chợ mua thịt heo giết mổ từ ban đêm. Quá trình co cứng cơ xảy ra khiến miếng thịt bị khô, ít vị và không giữ được nước. Trong khi đó, công nghệ chế biến thịt mát vừa đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn chất lượng thịt heo được giữ ổn định. Cấu trúc thịt ngon hơn nhiều. Hương vị thịt rõ rệt vì đảm bảo axit amin, giữ nước tốt hơn, tốt cho tiêu hoá. Nhất là thời hạn sử dụng của thịt dài hơn. Điều này giúp người tiêu dùng thuận lợi trong chế biến.
Công nghệ thịt mát cải thiện điều này thế nào? Thịt lợn sau khi chế biến sẽ được làm mát, đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh 9 tại nhà máy. Điều này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ tối ưu độ ngon, sản phẩm MEATDeli được bảo quản xuyên suốt ở 0 – 4 độ C. Quá trình làm mát được duy trì từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng. Thịt có thời hạn sử dụng lên đến 9 ngày.
Dự tính hoạt động theo công nghệ thịt mát tiên tiến
Nhà máy trong giai đoạn 1 chỉ tập trung giết mổ và chế biến thịt heo, thịt heo mát. Ngoài ra, nhà máy cũng tập trung sản xuất, chế biến các sản phẩm. Điển hình là thịt như thịt kho trứng, giò lụa, chà bông và các sản phẩm khác từ thịt. Quy mô lên tới 15.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
Trong giai đoạn 2, công suất nhà máy dự kiến sẽ tăng lên 25.000 sản phẩm chế biến từ thịt. Điển hình cũng là thịt kho trứng, giò lụa, chà bông, xúc xích, thịt hộp, thịt viên, nước cốt…Ngoài ra, giai đoạn 2, nhà máy cũng mở rộng chế biến phụ phẩm từ heo. Tiêu biểu là bột huyết, huyết tương, collagen, bột thịt xương, các sản phẩm khác từ phụ phẩm của heo. Quy mô lên đến 14.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Từng miếng thịt đều được đặt vào khay đều được công nhân kiểm tra cẩn thận. Tất cả các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn mới đưa vào đóng gói.
Với chứng chỉ BRC, MEATDeli trở thành thịt mát chuẩn châu Âu đầu tiên cho người Việt. So với chất lượng của sản phẩm, mức giá cả hiện tại khá hợp lý. Bình quân, mỗi nhà chỉ tốn thêm khoảng 1.300 đồng/người/ bữa ăn so với thịt mua tại chợ.
Việc xây nhà máy chế biến thịt ở Long An là một phần của kế hoạch hiện thực hóa tầm nhìn trở thành thương hiệu thịt mát số 1 Việt Nam vào năm 2023 của Masan. Doanh nghiệp này đang nuôi kế hoạch doanh thu 1 tỷ USD cho ngành thịt. Điều tương đương doanh thu khoảng hơn 23.000 tỷ đồng. Công nghệ thịt mát hiện đại chính là điều quan trọng giúp Masan dần đạt được mục tiêu này.